Thiền sư Thích Nhất Hạnh nói về hạnh phúc

Nếu không có khả năng trở về với giây phút hiện tại, bây giờ và ở đây thì không thể nào nhận diện được chính mình, nhận diện được hạnh phúc cũng như khổ đau của mình.

Hạnh phúc chân thực chỉ có được khi ta được hiểu, được thương, và ta có khả năng hiểu và thương những người khác.

Những hạt giống khổ đau trong ta có thể còn rất lớn, nhưng đừng đợi cho đến khi không còn khổ đau mới cho phép mình hạnh phúc.

Nhiều người nghĩ rằng sự phấn khích là hạnh phúc... Nhưng khi bạn đang phấn khích, bạn không bình yên. Hạnh phúc thật sự được dựa trên sự bình yên.

Mỗi người trong chúng ta đều có một ý niệm về hạnh phúc và ý niệm đó có thể là trở ngại chính ngăn chúng ta tiếp xúc với hạnh phúc chân thực

Hoa sen không thể mọc và tỏa hương trên đá quý hay kim cương. Sen chỉ nở và tỏa ngát trên bùn. Hạnh phúc và khổ đau cũng vậy, chúng nương vào nhau. Chúng ta không thể thấy được hạnh phúc ngọt ngào nếu như chưa nếm trải vị cay đắng của khổ đau. Nếu chưa bao giờ bị đói, ta sẽ không biết trân quý món ăn. Nếu chưa bao giờ thấy chiến tranh, ta sẽ không thấy được giá trị lớn lao của hòa bình. Vì thế, nếu có được những kinh nghiệm đau buồn là điều rất tốt, nhờ thế mà trên nền tảng ấy ta nhận diện được hạnh phúc.

Tình thương phải là Từ, khả năng mang lại niềm vui và hạnh phúc, và Bi, khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau.

Chúng ta không cần đi tìm kiếm hạnh phúc ở tương lai. Nếu chúng ta biết đem tâm trở về với thân và thiết lập thân tâm hợp nhất trong giây phút hiện tại thì chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta đã có quá đủ những điều kiện để hạnh phúc ngay bây giờ và ở đây.

Đừng tin rằng ta chỉ hạnh phúc nếu có tiền bạc, quyền lực... Chúng ta chỉ hạnh phúc khi có an trong lòng, có tình yêu và tình thương. Nếu chúng ta có thể an lạc trong từng giây phút của hiện tại thì chúng ta mới có thể có hạnh phúc.

Khuynh hướng thông thường là lẩn tránh nỗi khổ, niềm đau, nhưng ta nên làm ngược lại. Nhận diện nó, nhìn sâu và tìm cách chuyển hóa nó. Nếu chỉ biết trốn chạy nỗi khổ, ta sẽ không có cơ hội chuyển hóa. Bởi thế cho nên Bụt dạy ta, trước hết là chấp nhận sự thật thứ nhất, sự thật là mình đang có khổ đau. Sau đó là nhìn sâu vào khổ đau để có thể tìm ra sự thật thứ hai là nguyên nhân đưa ta đến cái khổ đó. Đó là cách duy nhất để cho sự thật thứ ba, con đường hành trì để chuyển hóa khổ đau, đưa tới hạnh phúc có thể xuất hiện được.
Thích Nhất Hạnh

Comments

Popular posts from this blog

Người ta hạnh phúc nhất khi có mục tiêu

Tình yêu mù quáng

Trên tình bạn, dưới tình yêu là gì?

Chìa khóa dẫn đến hạnh phúc là có giấc mơ

Cánh cửa dẫn tới hạnh phúc mở từ phía trong ra ngoài.

Những câu nói hay về tình yêu

Bi kịch tình yêu không phải do dòng đời xô đẩy

Hạnh phúc trong ngôn tình

Danh ngôn hạnh phúc

Danh ngôn tình yêu số 1